Tại sao bạn lại thất bại khi đi phỏng vấn xin việc?

Nếu bạn đã trải qua nhiều lần phỏng vấn xin việc, chắc hẳn bạn sẽ gặp phải một số câu hỏi mà bạn nghĩ chẳng có gì mới mẻ cả. Vâng, những câu hỏi tưởng chừng “xưa như trái đất” ấy vậy mà rất nhiều bạn đi phỏng vấn xin việc rất khó khăn tìm ra câu trả lời “đúng”.

Slide 2

Tại  Tp. Hồ Chí Minh
Thời gian: 14:00 - 17:00, Chiều thứ 7, ngày 6/04/2024
Địa điểm: KS Saigon Prince Hotel, 63 Nguyễn Huệ, P. Bến Nghé, Quận 1, HCM

Tại Hà Nội
Thời gian: 10:00 - 12:00, Sáng chủ nhật, ngày 7/4/2024
Địa điểm:  KS Fortuna, 6B Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội


bi-kip-phong-van

Không có câu trả lời “đúng” trong những câu hỏi thông dụng dưới đây, nhưng trên thực tế nhiều người lại có cách xử lý, trả lời tốt hơn những người khác. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ giúp các ứng viên có thể đưa ra những câu trả lời tốt nhất cho những câu hỏi tưởng chừng rất đơn giản này.

Hỏi: Bạn hãy giới thiệu đôi nét về bản thân?

Một câu hỏi mà hầu hết mở đầu cuộc phỏng vấn xin việc bạn sẽ nghe thấy. Hầu hết mọi người đều thích nói về bản thân bởi vì bản thận bạn đương nhiên bạn phải là người hiểu hơn ai hết đúng ko? Mà nói về những thứ bạn biết rõ thì trúng phóc của bạn rồi còn gì. Đây là một câu hỏi mở, tuy nhiên nó lại gây nhiều áp lực lên bạn đấy. Câu hỏi tưởng chừng đơn giản, nhưng nếu bạn đem tất tần tật “về bạn” ra trả lời như: Người yêu tôi năm nay 18 tuổi, cô ấy có 3 cái nốt ruồi dưới vai. Rồi nào thì tôi rất yêu chó, con chó của tôi chỉ thích ăn thịt bò mà lại không ăn thịt lợn. Tôi khẳng định 90% cuộc phỏng vấn của bạn sẽ “fail” ngay từ vòng “gửi xe”. Ở đây bạn phải trả lời câu hỏi này thật ngắn gọn, nêu bật được tính cách, sở trường của bạn phù hợp với công việc bạn đang tìm kiếm. Bạn phải liên hệ được “background” của bạn với vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Bạn phải gắn liền các kỹ năng của bạn đã từng có với công việc mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm ứng viên. Ví dụ: Nếu bạn apply vào vị trí nào đó trong ngân hàng, nói về mình bạn phải làm nổi bật tính cẩn thận, kiên trì, chịu áp lực cao… đơn giản vì làm việc cho ngân hàng thì đức tính cẩn thận, kiên trì và chịu áp lực là rất cần thiết, chứ họ không cần nhiều ở bạn “ tôi thích đọc sách, yêu màu tím, ghét sự giả dối…bla bla…”

Hỏi: Tại sao bạn lại rời bỏ công việc hiện tại?

Nếu trả lời không khéo người tuyển dụng có thể đánh giá bạn là người “tham bát bỏ mâm”, “đứng núi này trông núi kia”… Thực tế người tuyển dụng chỉ muốn biết bạn là người thế nào chứ họ chả quan tâm đến cái công việc quá khứ của bạn ra sao. Đã từng có ứng viên trả lời là “em làm việc ở công ty cũ lâu rồi, thấy nhàm chán và muốn có một chút thay đổi”. Theo bạn thì câu trả lời như vậy, nếu bạn là người tuyển dụng, bạn sẽ đánh giá ra sao? Phần lớn người phỏng vấn sẽ nghĩ đó là người ko có lập trường, không có sự kiên định, một con người buồn tẻ, không có động lực làm việc…Trong trường hợp này các bạn có thể đưa ra những lời giải thích như: Đội ngũ lãnh đạo có sự thay đổi, chiến lược công ty có thay đổi hoặc gia đình chuyển đến địa điểm mới không phù hợp với công ty cũ nữa vì xa nhà hoặc không phù hợp về thời gian… Nói tóm lại là bạn phải nói được là bạn suy nghĩ rất nghiêm túc về vấn đề chuyển việc, chứ không phải là vì chán hay những lý do lãng xẹt khác.

Hỏi: Điều gì làm bạn hứng thú nhất ở công ty chúng tôi?

Nhà tuyển dụng rất hay hỏi câu hỏi này. Mục đích để loại những ứng viên không nghiêm túc. Có nhiều bạn khi được hỏi thì trả lời đại loại. “Em thấy công ty to, uy tín, có nhiều điều thú vị bla bla..” Khi hỏi là có biết gì về công ty, vị trí tuyển dụng cần làm gì thì mù tịt. Để trả lời tốt trước khi đi phỏng vấn, bạn phải nghiên cứu thật kỹ về công ty, vị trí ứng tuyển, công việc phải làm trên trang web của Công ty. Bạn càng hiểu rõ về công ty bao nhiêu, câu trả lời của bạn càng thuyết phục bấy nhiêu. Nhà tuyển dụng họ sẽ thấy bạn thật sự nghiêm túc, mong muốn đứng trong hàng ngũ của công ty họ.

Hỏi: Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì?

Câu hỏi mang tính “kinh điển” bất kỳ ai đi phỏng vấn cũng gặp phải. Bạn sẽ bối rối không biết liệt kê bao nhiêu điểm mạnh cho đủ hay che đi những điểm yếu nào. Tốt nhất bạn nên thành thực. Bạn liệt kê một vài điểm mạnh (đặc biệt điểm mạnh đó liên quan đến công việc bạn đang dự định ứng tuyển là tốt nhất), sau đó nêu một vài ví dụ những điểm mạnh đó bạn ứng dụng trong cuộc sống hay công việc. Con người a ai chả có điểm yếu, bạn cũng liệt kê thành thực một vài điểm yếu, biết đâu điểm yếu đó lại là lợi thế cạnh tranh của bạn so với các đối thủ khác.

Trên đây là những câu hỏi “kinh điển” bạn sẽ gặp phải đi phỏng vấn xin việc. Trung thực và thành thật vẫn là đức tính được các ông chủ đánh giá cao nhất. Trong phỏng vấn xin việc, bạn phải làm sao thể hiện bạn là người nghiêm túc trong việc tuyển dụng, công việc phù hợp với bạn, thể hiện đam mê và hoài bão, mong muốn cống hiến cho công việc trước khi bạn muốn nhận lương cao. Các cụ có câu “gái có công thì chồng chẳng phụ” bạn hãy làm tốt công việc, ắt sẽ được ông chủ trả lương xứng đáng thay vì khi đi phỏng vấn đã tỏ ra “ảo tưởng sức mạnh” bản thân.

Nguyễn Đăng Hiển (Bản quyền thuộc Eduzone) lược dịch từ CareerBuilder US

Tham khảo thêm:

10/10 - (2 votes)

Đăng ký tư vấn miễn phí

Thông tin quý khách cung cấp được bảo mật tuyệt đối
Slide 1

👍 Học 8 tháng ở Singapore, sau đó chuyển tiếp sang Úc học tiếp năm 2 đại học
👍 Chi phí tiết kiệm, thủ tục đơn giản
👍 Tăng tỉ lệ đỗ visa vào Úc
👍 Trải nghiệm 2 nền giáo dục hàng đầu thế giới

Kaplan Scholarship 1920x1080