Du học hay không du học?

Được sự đồng ý của chị Tam Tran – Thành viên của Group FB Khoa Nga (FBKN), Eduzone xin đăng tải bài viết chia sẻ rất tâm huyết của chị Tam Tran để các bậc phụ huynh và các bạn học sinh tham khảo trước khi quyết định cho con em mình đi du học.

Slide 2

+ Tại TP. HCM: Lầu 12, 45 Võ Thị Sáu, Phường Đa Kao, Quận 1

Thời gian: 10:00 sáng thứ Bảy, ngày 20/4/2024

+ Tại Hà Nội: Phòng 14-04, Tòa nhà Le Capitole, 27 Thái Thịnh, Đống Đa

Thời gian: 10:00 sáng chủ Nhật, ngày 21/4/2024


Chị Tam Tran cùng con trai tại Pháp

Du học hay không du học?

“Là câu hỏi mà nhiều bố mẹ và các con trăn trở. Em nghĩ không có câu trả lời đúng cho tất cả mọi người. Du học có cái hay cái dở, trong nước có cái tốt cái xấu. Du học có thể thành công, thất bại, học trong nước cũng vậy. Điều quan trọng không phải học ở đâu, mà là sự phù hợp – hài hòa giữa năng lực, nguyện vọng của con và khả năng tài chính của bố mẹ. Có những bạn trẻ thích cuộc sống độc lập, thích phương pháp học tập tìm tòi chủ động, thích một cuộc sống bận rộn và áp lực. Nhưng cũng có những bạn thích kiểu học hành chăm chỉ, thầy cô dạy gì tiếp thu nấy, thích cuộc sống bằng phẳng và an nhàn. Không nên áp đặt người này sống theo cách của kiểu người kia. Với suy nghĩ đó từ xưa đến giờ em vẫn luôn tôn trọng sở thích của con (có tư vấn, góp ý thêm) và nói rõ với con khả năng tài chính của bố mẹ để con nếu chọn du học cũng biết cân đối giữa nguyện vọng và thu nhập của bố mẹ.

Em xin phép được kể lại cụ thể về việc đi du học của hai con lớn nhà em.

Cháu gái đầu sinh năm 1996. Từ nhỏ cháu đã bộc lộ cá tính mạnh mẽ của mình (gái hôm rằm mà). Vào cấp 2 cháu bắt đầu chán với cách dạy cách học của trường công. Cháu học theo kiểu đối phó cho xong (nhưng vẫn học tốt, làm tận những lớp trưởng  ) Về nhà luôn chê cô giáo. Thời gian này, trong Sài Gòn mới mở trường phổ thông Đinh Thiện Lý (Đài Loan) tại quận 7 là nơi chị gái em sinh sống. Cháu nghe chị con bác kể chuyện về trường thì rất háo hức xin phép bố mẹ vào học ở Sài Gòn. Lúc đó cháu vừa hết lớp 7. Đương nhiên vợ chồng em không muốn rời con quá sớm, nhưng chứng kiến cảnh con hàng ngày đi học về với khuôn mặt vô cảm, mệt mỏi và chán ngán, em quyết định làm theo nguyện vọng của con. Con phải học lại lớp 7 (trường mới mở chưa có lớp 8). Quyết định như vậy nhưng cực kỳ ngổn ngang trong lòng, không biết mình có làm đúng không. Sau 1 năm, em thở phào nhẹ nhõm. Cháu khác hẳn trước, tự tin, độc lập, và đặc biệt tiếng Anh tốt lên rất nhiều. Hết cấp 2, một lần nữa cháu lại làm bố mẹ bối rối khi bày tỏ nguyện vọng đi du học ở Canada. Rồi thêm một lần bố mẹ cố gắng thực hiện nguyện vọng của con. Đến giờ cháu đã ở Canada 6 năm, vừa hết năm thứ 3, ngành kỹ sư Hoá. Suốt 3 năm học ở Sài Gòn và 6 năm học ở Canada, cháu luôn là người tự lập, có trách nhiệm, tiết kiệm và có thành tích học tập cao. Một niềm vui nhỏ cháu vừa mang về cho bố mẹ, cháu được nhận vào thực tập tại Viện nghiên cứu quốc gia Canada (thông thường những cơ quan thuộc chính phủ Canada không nhận sinh viên nước ngoài vào làm). Đến giờ vợ chồng em tin mình chọn đúng. Nếu ở Việt Nam, chắc cháu sẽ là một con người tiêu cực, hằn học, và học hành làng nhàng kiểu nghĩa vụ cho xong.

Cháu trai thứ hai sinh năm 1999. Vì bố mẹ nói trước là không thể cùng lúc nuôi hai chị em đi du học nên cháu xác định học đại học trong nước và sẽ du học sau khi tốt nghiệp. Năm ngoái cháu thi đỗ khoa cơ khí tự động trường Đại học Bách Khoa – Hà Nội. Hết học kì 1 cháu nói với mẹ “nếu con tốt nghiệp đại học rồi đi du học thì bố mẹ lãng phí tận những 5 năm. Nếu con đi du học ngay thì bố mẹ có lo được cho con không?”. Em nói bố mẹ lo được nếu chi phí không quá cao. Cháu tự tìm trường cho mình với các tiêu chí đề ra:
– Thứ nhất: theo ngành học (cháu học kỹ thuật)
– Thứ hai: Limit số tiền học phí
– Thứ ba: chọn nơi có giá cả sinh hoạt thấp và khả năng đi làm thêm cao.
Cuối cùng cháu chọn trường đại học ECAM (Lyon – Pháp). Tuần trước, hai mẹ con bay sang Pháp. Ngày đầu tiên đến Lyon, em vẫn buộc miệng nói ‘sao con cứ phải đi du học? Ở Hà Nội đang thích thế, con có bạn có bè, 1, 2 tuần về với bố mẹ”. Cháu cười không nói gì. Ngày hôm sau, hai mẹ con đi bộ từ khách sạn đến trường trên những con đường thật đẹp, thật thanh bình. Vào trường, gặp các cô văn phòng, các cô quản lý ký túc xá, ai cũng thân thiện và sẵn sàng giúp đỡ. Gặp các cháu sinh viên, những gương mặt thật trẻ trung, thật đẹp, sáng sủa và tự tin. Em bỗng có cảm giác yên lòng và cảm nhận con mình đã chọn đúng chỗ.

Cần phải nói thêm, cả hai cháu, khi bố mẹ đồng ý cho đi du học, thì bố mẹ chỉ lo hỗ trợ về tài chính, còn lại tất cả những việc khác các cháu tự làm. Một điều dễ nhận ra là khi được sống theo nguyện vọng của mình, các cháu rất cố gắng, học giỏi hơn và biết quản lý, thích nghi với cuộc sống tự lập của mình.

Đó là về phía các con. Còn về phía bố mẹ, em thấy khi cho con đi du học, gia đình nào cũng đặt ra mục tiêu. Có bố mẹ kỳ vọng vào việc con được ở lại nước ngoài. Có bố mẹ kỳ vọng con đi học nước ngoài để sau này có công việc với thu nhập cao hơn. Việc đạt được kỳ vọng hay không, chính là thước đo cho sự hài lòng với quyết định du học. Cá nhân em hoàn toàn không đặt ra hai kỳ vọng thông thường ấy. Với em, đơn giản là trang bị cho con kiến thức. Con em hoàn toàn có thể học trong nước nếu các cháu thích. Học xong các cháu có thể ở nước ngoài hay về Việt Nam sinh sống, kể cả chỉ làm một công việc bình thường với thu nhập bình thường, miễn các cháu thấy hạnh phúc. Mục tiêu của em là trang bị để con mình bước vào đời bằng tâm thế của một người có tri thức và văn hóa.

Thêm một lý do khiến nhiều bố mẹ Việt Nam không muốn cho con đi du học là sợ con mình nhiễm văn hóa phương Tây, trở thành “ông tây” “bà tây” rồi không về phụng dưỡng chăm sóc bố mẹ. Nói thật lòng, em cũng như tất cả các bà mẹ khác, chỉ thích con mình sống loanh quanh bên cạnh, lấy vợ lấy chồng rồi sinh con đẻ cái cho mình chăm sóc. Nhưng giả sử con em “âu hoá” rồi nhạt nhòa tình cảm với bố mẹ, quê hương em cũng không lấy thế làm đau khổ. Đẻ con, chăm con bao nhiêu năm trời với em đã là cả một cuộc sống tràn đầy niềm vui và hạnh phúc mình được nhận từ con, chứ không phải mình cho đi để đòi hỏi được trả công. Chỉ cần con em hạnh phúc là em thấy vui rồi.

Đây là lần đầu tiên em tham gia luận bàn về vấn đề này. Trước đó tránh vì cái cách người Việt Nam mình tranh luận rất đáng sợ. Trong làng mình mới dám bày tỏ ý kiến, FBKNers là những người rất tuyệt, biết chấp nhận quan điểm trái chiều. Nhiều lúc em thấy mình may mắn được là sinh viên khoa Nga, được là thành viên FBKN. Nhờ thế, em, bản chất là mẹ Nông dân, thích rào giậu nhốt con trong nhà, đã can đảm thành mẹ Hiện đại của những đứa con Toàn cầu. (Nói thật là viết thì viết thế, chứ em đang khóc nhè vì nhớ các con ạ.)”

10/10 - (1 vote)

Đăng ký tư vấn miễn phí

Thông tin quý khách cung cấp được bảo mật tuyệt đối
Slide 1

👍 Học 8 tháng ở Singapore, sau đó chuyển tiếp sang Úc học tiếp năm 2 đại học
👍 Chi phí tiết kiệm, thủ tục đơn giản
👍 Tăng tỉ lệ đỗ visa vào Úc
👍 Trải nghiệm 2 nền giáo dục hàng đầu thế giới

Kaplan Scholarship 1920x1080